Artwork

内容由France Médias Monde and RFI Tiếng Việt提供。所有播客内容(包括剧集、图形和播客描述)均由 France Médias Monde and RFI Tiếng Việt 或其播客平台合作伙伴直接上传和提供。如果您认为有人在未经您许可的情况下使用您的受版权保护的作品,您可以按照此处概述的流程进行操作https://zh.player.fm/legal
Player FM -播客应用
使用Player FM应用程序离线!

Trump gặp Zelensky ở phủ tổng thống Pháp: Hội kiến tay ba chuẩn bị ‘‘đàm phán’’ với Nga

9:38
 
分享
 

Manage episode 455505436 series 1461624
内容由France Médias Monde and RFI Tiếng Việt提供。所有播客内容(包括剧集、图形和播客描述)均由 France Médias Monde and RFI Tiếng Việt 或其播客平台合作伙伴直接上传和提供。如果您认为有人在未经您许可的情况下使用您的受版权保护的作品,您可以按照此处概述的流程进行操作https://zh.player.fm/legal

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ có cuộc gặp lãnh đạo Ukraina Volodymyr Zelensky tại phủ tổng thống Pháp hôm 07/12/2024. Thêm một tín hiệu về triển vọng sớm có các đàm phán với Nga nhằm chấm dứt chiến tranh. « Into the New World », ca khúc K-pop được nữ giới Hàn Quốc yêu thích trở thành biểu tượng của các cuộc biểu tình đòi phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol, sau vụ thiết quân luật hụt.

Sự sụp đổ bất ngờ của chế độ độc tài Syria không đồng nghĩa với hòa bình mau chóng trở lại. Bên cạnh mối hiểm họa Hồi giáo thánh chiến, là lo ngại bạo lực bùng lên chống lại cộng đồng thiểu số người Kurdistan, từng là trợ thủ đắc lực của liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daech.

Phiên tòa xử vụ án người phụ nữ 72 tuổi Gisèle Pelicot, bị chồng chuốc thuốc mê để hàng chục người lạ mặt cưỡng hiếp trong suốt 10 năm liền, khép lại hôm 13/12/2024 sau hơn 3 tháng xét xử. Trong những ngày tới tòa sẽ ra phán quyết. Báo chí châu Âu nhìn thấy ở nạn nhân một biểu tượng của cuộc chiến nữ quyền, chống lại nạn cưỡng dâm. Trên đây là các chủ đề của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

Trump chọn Pháp làm điểm xuất ngoại đầu tiên

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn Pháp là điểm xuất ngoại đầu tiên sau bầu cử. Về mặt chính thức, ông Donald Trump nhận lời mời tham dự lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 07/12/2024, sau nhiều năm phục chế sau trận hỏa hoạn 2019. Tuy nhiên, giới quan sát đặc biệt chú ý đến cuộc gặp kéo dài nửa giờ đồng hồ tại điện Elysée giữa Donald Trump và tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, với sự hiện diện của tổng thống Pháp. Theo nhiều hãng tin phương Tây, cuộc gặp bất ngờ vốn không có trong kế hoạch này là kết quả của nhiều thương lượng cho đến phút chót.

Làm thế nào để chấm dứt cuộc chiến Ukraina là nội dung chính của cuộc gặp riêng giữa ba nguyên thủ, không có cố vấn tham gia. Theo 5 nguồn tin của Reuters, theo sát hồ sơ này, tổng thống Trump tái khẳng định lập trường cần chấm dứt chiến tranh ngay lập tức, điều mà ông đã nhiều lần nêu ra trong thời gian tranh cử. Tuy nhiên, điểm mới toát lên từ cuộc gặp này, theo nhiều nhà quan sát, là thái độ « thân thiện » của tổng thống đắc cử Mỹ đối với lãnh đạo Ukraina trong cuộc gặp tại điện Elysée, tương phản hoàn toàn với những lời lẽ nhiều lúc hung hãn của Donald Trump, lên án thái độ xảo trá của Zelensky nhằm nặn bóp hàng tỉ đô la của nước Mỹ để duy trì cuộc chiến.

Trang phục « mầu cờ Ukraina » và dấu hiệu Trump điều chỉnh chính sách

Donald Trump vốn nổi tiếng về lập trường rất khó lường đoán, và nhiều tuyên bố của Trump cho thấy tổng thống đắc cử Mỹ có thể lựa chọn gây sức ép buộc Ukraina chấp nhận nhiều nhượng bộ, và Nga sẽ là bên chiến thắng trong « canh bạc » này. Tuy nhiên, theo nhận định của mạng Le Grand Continent, một trung tâm tư vấn chính trị quốc tế Pháp, cuộc gặp bất ngờ giữa ba nguyên thủ Mỹ, Ukraina và Pháp tại Paris, và một số diễn biến khác để ngỏ khả năng ông Trump có thể đang hướng đến một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh tại Ukraina theo cách khác, « có lợi cho Mỹ hơn », có nghĩa là « không bỏ rơi hoàn toàn Ukraina ». Bởi bỏ rơi Kiev đe dọa uy tín của chính Trump trong một bộ phận cử tri Mỹ.

Một ngày trước cuộc gặp này, Andriy Yermak - chánh văn phòng của tổng thống Ukraina - có mặt tại Washington, gặp gỡ nhiều quan chức cao cấp Mỹ, trong đó có thượng nghị sĩ Lindsey Graham, « có thể sẽ là một nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump sắp tới ». Theo Le Grand Continent, Lindsey Graham từng là người khá gần gũi với tổng thống mãn nhiệm Joe Biden, và cũng là người đã tham gia xây dựng « kế hoạch chiến thắng » của tổng thống Ukraina, được Zelensky trình bày với Trump hồi tháng 10, trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, trong đó hậu thuẫn của các đồng minh phương Tây cho Kiev là một đảm bảo cơ bản cho một « nền hòa bình công bằng ».

Nhiều báo Pháp chú ý đến việc tổng thống Mỹ mang màu áo xanh dương và cà vạt vàng trong cuộc gặp lãnh đạo Ukraina. Trang phục màu xanh – vàng, màu quốc kỳ Ukraina, cũng thường được chính trị gia các nước đồng minh sử dụng như một chỉ dấu ủng hộ cuộc chiến tranh tự vệ của Kiev. Le Grand Continent, báo Mỹbáo Ukraina đặc biệt chú ý đến thông tin của Financial Times, theo đó, có hai điểm trong « kế hoạch chiến thắng » nói trên của Zelensky được Trump và các cộng sự quan tâm. Đó là việc sau khi chiến tranh chấm dứt, « quân đội Ukraina có thể thay thế một phần các lực lượng Mỹ tại châu Âu », và Mỹ có thể khai thác một số khoáng sản chiến lược tại Ukraina, đổi lấy việc Kiev sẽ tiếp tục nhận được viện trợ.

« Into the New World », « những chiếc gậy ánh sáng » và phong trào đòi phế truất tổng thống Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, hơn một tuần sau khi mưu toan thiết quân luật bất thành của tổng thống, ngày thứ Bảy 14/12, Quốc Hội đã bỏ phiếu thông qua kiến nghị phế truất tổng thống Yoon với 204/300 phiếu, tức chỉ nhiều hơn 4 phiếu so với mức 200 cần thiết. Điều đó có nghĩa là đông đảo dân biểu đảng cầm quyền tiếp tục không ủng hộ việc phế truất tổng thống.

Theo giới quan sát, áp lực xã hội tại Hàn Quốc dâng cao liên tục trong những ngày qua là nhân tố quan trọng khiến phe cầm quyền phải nhượng bộ. Trong phong trào tranh đấu của người dân Hàn Quốc, ca khúc « Into the New World » của giới nữ thanh niên Hàn Quốc nổi lên như một biểu tượng tập hợp. « Đối mặt với một tương lai bất định và những trở ngại, tôi sẽ không bị lay chuyển, tôi sẽ không bỏ cuộc », những người biểu tình hát vang và nhảy múa theo điệu nhạc sôi động của « Into the New World » với lời ca mang đầy hy vọng.

Ngày nào cũng vậy, kể từ mưu toan thiết quân luật đêm 03 qua ngày 04/12, hàng nghìn người tập hợp trước nhà Quốc Hội từ 18 giờ tối, mang theo nến và những chiếc « gậy ánh sáng ». Thông tín viên Camille Ruiz tường trình từ Seoul :

« Đối diện với tòa nhà Quốc Hội, một biển màu rực lên trong đêm đen với những chiếc gậy lấp lánh. Người ta gọi chúng là ‘‘những chiếc gậy ánh sáng’’, những ‘‘lightsticks’’ trong tiếng Anh. Những chiếc gậy ánh sáng vốn được giới hâm mộ K-pop sử dụng trong các buổi hòa nhạc. Mục tiêu là để thể hiện sự ủng hộ đối với các nam nữ ca sĩ yêu thích.

Mỗi nhóm K-pop có một loại gậy ánh sáng riêng. Shin Ji-Won, 19 tuổi, là một sinh viên ngành nghệ thuật. Cô mang theo một chiếc gậy ánh sáng kiểu cũ của ban nhạc K-pop Exo, mua cách nay 5 năm. Shin Ji-Won nói : ‘‘Món đồ này rất quan trọng với giới hâm mộ. Đây là thứ mà bạn dùng để cổ vũ người mà bạn yêu mến. Khi tôi giương nó lên, tôi cảm thấy như thể bày tỏ được thái độ của mình. Nhờ ở phương tiện này, tôi có thể bảo vệ nền dân chủ. Tôi hết sức tự hào về hành động này ».

Phần lớn những người mang gậy ánh sáng thuộc nữ giới. Đây là dịp để thấy được đa số giới trẻ có mặt tại các cuộc tập hợp vì dân chủ này là nữ. Nam thanh niên không xuất hiện nhiều. Lý do là gần 60% thanh niên nam giới bỏ phiếu cho đảng của tổng thống trong cuộc bầu cử 2022, trong lúc 60% nữ dưới 30 tuổi bầu cho đảng Dân Chủ đối lập. Kết quả này một phần đáng kể là do thái độ công khai đối đầu với phụ nữ của tổng thống Yoon. »

Tân chính quyền Syria sẽ đàn áp người Kurdistan để làm hài lòng Thổ Nhĩ Kỳ ?

Tại Syria, việc chế độ Assad bất ngờ sụp đổ ngày 08/12 vừa qua mang lại hy vọng. Nhưng không ít lo ngại về việc một cuộc chiến khác sẽ bùng lên tại vùng đông bắc Syria, khu tự trị của người Kurdistan. Cùng với việc quân nổi dậy chiếm Damas, lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tấn công thủ phủ của người Kurdistan.

Thông tín viên Lucas Lazo tường trình từ Erbil :

« Tương tự như tại khắp Syria, người Kurdistan ở vùng đông bắc đất nước ăn mừng sự sụp đổ của chế độ Bachar al-Assad, nhưng lo ngại gia tăng ở Manbij.Chiều hôm qua, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đã ném bom trụ sở chính quyền của thành phố đa sắc tộc với 100.000 dân, nằm ở vị trí chiến lược ở bờ tây sông Euphrates.

Cùng lúc đó, các phe phái của Quân đội Quốc gia Syria (SNA), được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ, đã cố gắng xâm nhập vào thành phố, dẫn đến các giao tranh trên đường phố và súng bắn qua bắn lại.Chính quyền khu tự trị người Kurdistan lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lợi dụng tình hình bất ổn ở Syria để làm suy yếu quyền lực của họ.Từ lâu Ankara đã muốn đẩy lùi lực lượng quân sự người Kurdistan về bờ đông sông Euphrates. Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc lực lượng Kurdistan ở Syria là bàn tay nối dài của cuộc chiến tranh du kích của đảng Công nhân Kurdistan Thổ Nhĩ Kỳ (PKK).

Tình hình ở Manbij đang rối loạn, nỗi lo bạo lực bùng lên là có thật.Chính các phe phái thân Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc nổi dậy ở Syria đã buộc hàng chục nghìn người Kurdistan phải chạy trốn khỏi Aleppo, một ngày sau khi các lực lượng này chiếm lại Aleppo vào thứ Hai tuần trước. »

Tân chính quyền chuyển tiếp Syria, do lực lượng Hồi giáo HTS là nòng cốt, đã cam kết thành lập một chính quyền « đa thành phần và phi độc tài », « một nhà nước pháp quyền ». Chính sách của HTS với người Kurdistan sẽ cho thấy thái độ thực sự của các ông chủ mới tại Syria, và hành động có đi kèm với tuyên bố hay không.

10 năm trời bị cưỡng hiếp: Từ nạn nhân trở thành biểu tượng cho « thay đổi lớn »

Phần bào chữa cho các thủ phạm vụ cưỡng hiếp bà Gisèle Pelicot khép lại hôm qua, 13/12/2024. Trong hơn 3 tháng trời, báo chí Pháp và châu Âu theo dõi sát vụ án. Thái độ không khoan nhượng và sẵn sàng đưa các thủ phạm ra ánh sáng của nạn nhân đã biến một vụ án cưỡng hiếp thông thường thành một cột mốc trong cuộc chiến nữ quyền, không chỉ với riêng nước Pháp.

Từ Luân Đôn, thông tín viên Emeline Vin nhấn mạnh đến các nỗ lực của nhật báo Anh The Guardian, đã chọn cách làm rất khác nhiều báo Anh:

« The Guardian, nhật báo lớn của Anh, thuộc cánh tả, trên trang nhà đã dành một mục riêng cho vụ ‘‘Gisèle Pelicot’’, điểm lại diễn biến từng ngày của các phiên tòa tại thành phố Avignon. Các thông tín viên của The Guardian tại Pháp, Angélique Chrisafis và Kim Willsher, thuật lại vụ án sử dụng hóa chất để thao túng con người, và tâm lý dung dưỡng nạn cưỡng hiếp, phổ biến trong một bộ phận xã hội Pháp.

Trong lúc nhiều báo Anh tập trung vào cá nhân thủ phạm Dominique Pelicot, được đặt biệt danh là ‘‘quái vật Avignon’’, và nhấn mạnh vào tính chất ghê tởm của các hành động, thì hai phóng viên của The Guardian lại tập trung vào tính chất bình thường của các bị cáo, hàng chục người đàn ông giống như đông đảo những người khác.

Làm như vậy, hai nữ phóng viên muốn ngụ ý cho thấy mức độ trầm trọng của loại bạo lực này trong xã hội Pháp. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt là ‘‘nhân phẩm’’ của Gisèle Pelicot. Trong mỗi bài báo, người phụ nữ hơn 70 tuổi này được mô tả như là một biểu tượng của lòng dũng cảm, từ chối phiên tòa ‘‘xử kín’’, để cho ‘‘sự hổ thẹn phải đổi bên’’, có nghĩa là chính thủ phạm chứ không phải nạn nhân là bên phải hổ thẹn.

Các phát biểu của Gisèle Pelicot được The Guardian dẫn lại một cách đầy đủ và trân trọng. Coi vụ án này như một sự kiện lịch sử quan trọng, các phóng viên của The Guardian có mặt tại tất cả các cuộc biểu tình ủng hộ ‘‘bà Pelicot’’. Đây là một chuyện hiếm gặp với báo chí Anh Quốc, thường dành rất ít chỗ cho kiểu tin tức thời sự như thế này ở nước ngoài. Đối với The Guardian, vụ Pelicot đánh dấu một thay đổi lớn : ‘‘Sự dũng cảm của một người phụ nữ đã đặt nước Pháp trước một bước ngoặt’’. »

  continue reading

26集单集

Artwork
icon分享
 
Manage episode 455505436 series 1461624
内容由France Médias Monde and RFI Tiếng Việt提供。所有播客内容(包括剧集、图形和播客描述)均由 France Médias Monde and RFI Tiếng Việt 或其播客平台合作伙伴直接上传和提供。如果您认为有人在未经您许可的情况下使用您的受版权保护的作品,您可以按照此处概述的流程进行操作https://zh.player.fm/legal

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ có cuộc gặp lãnh đạo Ukraina Volodymyr Zelensky tại phủ tổng thống Pháp hôm 07/12/2024. Thêm một tín hiệu về triển vọng sớm có các đàm phán với Nga nhằm chấm dứt chiến tranh. « Into the New World », ca khúc K-pop được nữ giới Hàn Quốc yêu thích trở thành biểu tượng của các cuộc biểu tình đòi phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol, sau vụ thiết quân luật hụt.

Sự sụp đổ bất ngờ của chế độ độc tài Syria không đồng nghĩa với hòa bình mau chóng trở lại. Bên cạnh mối hiểm họa Hồi giáo thánh chiến, là lo ngại bạo lực bùng lên chống lại cộng đồng thiểu số người Kurdistan, từng là trợ thủ đắc lực của liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daech.

Phiên tòa xử vụ án người phụ nữ 72 tuổi Gisèle Pelicot, bị chồng chuốc thuốc mê để hàng chục người lạ mặt cưỡng hiếp trong suốt 10 năm liền, khép lại hôm 13/12/2024 sau hơn 3 tháng xét xử. Trong những ngày tới tòa sẽ ra phán quyết. Báo chí châu Âu nhìn thấy ở nạn nhân một biểu tượng của cuộc chiến nữ quyền, chống lại nạn cưỡng dâm. Trên đây là các chủ đề của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

Trump chọn Pháp làm điểm xuất ngoại đầu tiên

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn Pháp là điểm xuất ngoại đầu tiên sau bầu cử. Về mặt chính thức, ông Donald Trump nhận lời mời tham dự lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 07/12/2024, sau nhiều năm phục chế sau trận hỏa hoạn 2019. Tuy nhiên, giới quan sát đặc biệt chú ý đến cuộc gặp kéo dài nửa giờ đồng hồ tại điện Elysée giữa Donald Trump và tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, với sự hiện diện của tổng thống Pháp. Theo nhiều hãng tin phương Tây, cuộc gặp bất ngờ vốn không có trong kế hoạch này là kết quả của nhiều thương lượng cho đến phút chót.

Làm thế nào để chấm dứt cuộc chiến Ukraina là nội dung chính của cuộc gặp riêng giữa ba nguyên thủ, không có cố vấn tham gia. Theo 5 nguồn tin của Reuters, theo sát hồ sơ này, tổng thống Trump tái khẳng định lập trường cần chấm dứt chiến tranh ngay lập tức, điều mà ông đã nhiều lần nêu ra trong thời gian tranh cử. Tuy nhiên, điểm mới toát lên từ cuộc gặp này, theo nhiều nhà quan sát, là thái độ « thân thiện » của tổng thống đắc cử Mỹ đối với lãnh đạo Ukraina trong cuộc gặp tại điện Elysée, tương phản hoàn toàn với những lời lẽ nhiều lúc hung hãn của Donald Trump, lên án thái độ xảo trá của Zelensky nhằm nặn bóp hàng tỉ đô la của nước Mỹ để duy trì cuộc chiến.

Trang phục « mầu cờ Ukraina » và dấu hiệu Trump điều chỉnh chính sách

Donald Trump vốn nổi tiếng về lập trường rất khó lường đoán, và nhiều tuyên bố của Trump cho thấy tổng thống đắc cử Mỹ có thể lựa chọn gây sức ép buộc Ukraina chấp nhận nhiều nhượng bộ, và Nga sẽ là bên chiến thắng trong « canh bạc » này. Tuy nhiên, theo nhận định của mạng Le Grand Continent, một trung tâm tư vấn chính trị quốc tế Pháp, cuộc gặp bất ngờ giữa ba nguyên thủ Mỹ, Ukraina và Pháp tại Paris, và một số diễn biến khác để ngỏ khả năng ông Trump có thể đang hướng đến một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh tại Ukraina theo cách khác, « có lợi cho Mỹ hơn », có nghĩa là « không bỏ rơi hoàn toàn Ukraina ». Bởi bỏ rơi Kiev đe dọa uy tín của chính Trump trong một bộ phận cử tri Mỹ.

Một ngày trước cuộc gặp này, Andriy Yermak - chánh văn phòng của tổng thống Ukraina - có mặt tại Washington, gặp gỡ nhiều quan chức cao cấp Mỹ, trong đó có thượng nghị sĩ Lindsey Graham, « có thể sẽ là một nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump sắp tới ». Theo Le Grand Continent, Lindsey Graham từng là người khá gần gũi với tổng thống mãn nhiệm Joe Biden, và cũng là người đã tham gia xây dựng « kế hoạch chiến thắng » của tổng thống Ukraina, được Zelensky trình bày với Trump hồi tháng 10, trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, trong đó hậu thuẫn của các đồng minh phương Tây cho Kiev là một đảm bảo cơ bản cho một « nền hòa bình công bằng ».

Nhiều báo Pháp chú ý đến việc tổng thống Mỹ mang màu áo xanh dương và cà vạt vàng trong cuộc gặp lãnh đạo Ukraina. Trang phục màu xanh – vàng, màu quốc kỳ Ukraina, cũng thường được chính trị gia các nước đồng minh sử dụng như một chỉ dấu ủng hộ cuộc chiến tranh tự vệ của Kiev. Le Grand Continent, báo Mỹbáo Ukraina đặc biệt chú ý đến thông tin của Financial Times, theo đó, có hai điểm trong « kế hoạch chiến thắng » nói trên của Zelensky được Trump và các cộng sự quan tâm. Đó là việc sau khi chiến tranh chấm dứt, « quân đội Ukraina có thể thay thế một phần các lực lượng Mỹ tại châu Âu », và Mỹ có thể khai thác một số khoáng sản chiến lược tại Ukraina, đổi lấy việc Kiev sẽ tiếp tục nhận được viện trợ.

« Into the New World », « những chiếc gậy ánh sáng » và phong trào đòi phế truất tổng thống Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, hơn một tuần sau khi mưu toan thiết quân luật bất thành của tổng thống, ngày thứ Bảy 14/12, Quốc Hội đã bỏ phiếu thông qua kiến nghị phế truất tổng thống Yoon với 204/300 phiếu, tức chỉ nhiều hơn 4 phiếu so với mức 200 cần thiết. Điều đó có nghĩa là đông đảo dân biểu đảng cầm quyền tiếp tục không ủng hộ việc phế truất tổng thống.

Theo giới quan sát, áp lực xã hội tại Hàn Quốc dâng cao liên tục trong những ngày qua là nhân tố quan trọng khiến phe cầm quyền phải nhượng bộ. Trong phong trào tranh đấu của người dân Hàn Quốc, ca khúc « Into the New World » của giới nữ thanh niên Hàn Quốc nổi lên như một biểu tượng tập hợp. « Đối mặt với một tương lai bất định và những trở ngại, tôi sẽ không bị lay chuyển, tôi sẽ không bỏ cuộc », những người biểu tình hát vang và nhảy múa theo điệu nhạc sôi động của « Into the New World » với lời ca mang đầy hy vọng.

Ngày nào cũng vậy, kể từ mưu toan thiết quân luật đêm 03 qua ngày 04/12, hàng nghìn người tập hợp trước nhà Quốc Hội từ 18 giờ tối, mang theo nến và những chiếc « gậy ánh sáng ». Thông tín viên Camille Ruiz tường trình từ Seoul :

« Đối diện với tòa nhà Quốc Hội, một biển màu rực lên trong đêm đen với những chiếc gậy lấp lánh. Người ta gọi chúng là ‘‘những chiếc gậy ánh sáng’’, những ‘‘lightsticks’’ trong tiếng Anh. Những chiếc gậy ánh sáng vốn được giới hâm mộ K-pop sử dụng trong các buổi hòa nhạc. Mục tiêu là để thể hiện sự ủng hộ đối với các nam nữ ca sĩ yêu thích.

Mỗi nhóm K-pop có một loại gậy ánh sáng riêng. Shin Ji-Won, 19 tuổi, là một sinh viên ngành nghệ thuật. Cô mang theo một chiếc gậy ánh sáng kiểu cũ của ban nhạc K-pop Exo, mua cách nay 5 năm. Shin Ji-Won nói : ‘‘Món đồ này rất quan trọng với giới hâm mộ. Đây là thứ mà bạn dùng để cổ vũ người mà bạn yêu mến. Khi tôi giương nó lên, tôi cảm thấy như thể bày tỏ được thái độ của mình. Nhờ ở phương tiện này, tôi có thể bảo vệ nền dân chủ. Tôi hết sức tự hào về hành động này ».

Phần lớn những người mang gậy ánh sáng thuộc nữ giới. Đây là dịp để thấy được đa số giới trẻ có mặt tại các cuộc tập hợp vì dân chủ này là nữ. Nam thanh niên không xuất hiện nhiều. Lý do là gần 60% thanh niên nam giới bỏ phiếu cho đảng của tổng thống trong cuộc bầu cử 2022, trong lúc 60% nữ dưới 30 tuổi bầu cho đảng Dân Chủ đối lập. Kết quả này một phần đáng kể là do thái độ công khai đối đầu với phụ nữ của tổng thống Yoon. »

Tân chính quyền Syria sẽ đàn áp người Kurdistan để làm hài lòng Thổ Nhĩ Kỳ ?

Tại Syria, việc chế độ Assad bất ngờ sụp đổ ngày 08/12 vừa qua mang lại hy vọng. Nhưng không ít lo ngại về việc một cuộc chiến khác sẽ bùng lên tại vùng đông bắc Syria, khu tự trị của người Kurdistan. Cùng với việc quân nổi dậy chiếm Damas, lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tấn công thủ phủ của người Kurdistan.

Thông tín viên Lucas Lazo tường trình từ Erbil :

« Tương tự như tại khắp Syria, người Kurdistan ở vùng đông bắc đất nước ăn mừng sự sụp đổ của chế độ Bachar al-Assad, nhưng lo ngại gia tăng ở Manbij.Chiều hôm qua, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đã ném bom trụ sở chính quyền của thành phố đa sắc tộc với 100.000 dân, nằm ở vị trí chiến lược ở bờ tây sông Euphrates.

Cùng lúc đó, các phe phái của Quân đội Quốc gia Syria (SNA), được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ, đã cố gắng xâm nhập vào thành phố, dẫn đến các giao tranh trên đường phố và súng bắn qua bắn lại.Chính quyền khu tự trị người Kurdistan lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lợi dụng tình hình bất ổn ở Syria để làm suy yếu quyền lực của họ.Từ lâu Ankara đã muốn đẩy lùi lực lượng quân sự người Kurdistan về bờ đông sông Euphrates. Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc lực lượng Kurdistan ở Syria là bàn tay nối dài của cuộc chiến tranh du kích của đảng Công nhân Kurdistan Thổ Nhĩ Kỳ (PKK).

Tình hình ở Manbij đang rối loạn, nỗi lo bạo lực bùng lên là có thật.Chính các phe phái thân Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc nổi dậy ở Syria đã buộc hàng chục nghìn người Kurdistan phải chạy trốn khỏi Aleppo, một ngày sau khi các lực lượng này chiếm lại Aleppo vào thứ Hai tuần trước. »

Tân chính quyền chuyển tiếp Syria, do lực lượng Hồi giáo HTS là nòng cốt, đã cam kết thành lập một chính quyền « đa thành phần và phi độc tài », « một nhà nước pháp quyền ». Chính sách của HTS với người Kurdistan sẽ cho thấy thái độ thực sự của các ông chủ mới tại Syria, và hành động có đi kèm với tuyên bố hay không.

10 năm trời bị cưỡng hiếp: Từ nạn nhân trở thành biểu tượng cho « thay đổi lớn »

Phần bào chữa cho các thủ phạm vụ cưỡng hiếp bà Gisèle Pelicot khép lại hôm qua, 13/12/2024. Trong hơn 3 tháng trời, báo chí Pháp và châu Âu theo dõi sát vụ án. Thái độ không khoan nhượng và sẵn sàng đưa các thủ phạm ra ánh sáng của nạn nhân đã biến một vụ án cưỡng hiếp thông thường thành một cột mốc trong cuộc chiến nữ quyền, không chỉ với riêng nước Pháp.

Từ Luân Đôn, thông tín viên Emeline Vin nhấn mạnh đến các nỗ lực của nhật báo Anh The Guardian, đã chọn cách làm rất khác nhiều báo Anh:

« The Guardian, nhật báo lớn của Anh, thuộc cánh tả, trên trang nhà đã dành một mục riêng cho vụ ‘‘Gisèle Pelicot’’, điểm lại diễn biến từng ngày của các phiên tòa tại thành phố Avignon. Các thông tín viên của The Guardian tại Pháp, Angélique Chrisafis và Kim Willsher, thuật lại vụ án sử dụng hóa chất để thao túng con người, và tâm lý dung dưỡng nạn cưỡng hiếp, phổ biến trong một bộ phận xã hội Pháp.

Trong lúc nhiều báo Anh tập trung vào cá nhân thủ phạm Dominique Pelicot, được đặt biệt danh là ‘‘quái vật Avignon’’, và nhấn mạnh vào tính chất ghê tởm của các hành động, thì hai phóng viên của The Guardian lại tập trung vào tính chất bình thường của các bị cáo, hàng chục người đàn ông giống như đông đảo những người khác.

Làm như vậy, hai nữ phóng viên muốn ngụ ý cho thấy mức độ trầm trọng của loại bạo lực này trong xã hội Pháp. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt là ‘‘nhân phẩm’’ của Gisèle Pelicot. Trong mỗi bài báo, người phụ nữ hơn 70 tuổi này được mô tả như là một biểu tượng của lòng dũng cảm, từ chối phiên tòa ‘‘xử kín’’, để cho ‘‘sự hổ thẹn phải đổi bên’’, có nghĩa là chính thủ phạm chứ không phải nạn nhân là bên phải hổ thẹn.

Các phát biểu của Gisèle Pelicot được The Guardian dẫn lại một cách đầy đủ và trân trọng. Coi vụ án này như một sự kiện lịch sử quan trọng, các phóng viên của The Guardian có mặt tại tất cả các cuộc biểu tình ủng hộ ‘‘bà Pelicot’’. Đây là một chuyện hiếm gặp với báo chí Anh Quốc, thường dành rất ít chỗ cho kiểu tin tức thời sự như thế này ở nước ngoài. Đối với The Guardian, vụ Pelicot đánh dấu một thay đổi lớn : ‘‘Sự dũng cảm của một người phụ nữ đã đặt nước Pháp trước một bước ngoặt’’. »

  continue reading

26集单集

所有剧集

×
 
Loading …

欢迎使用Player FM

Player FM正在网上搜索高质量的播客,以便您现在享受。它是最好的播客应用程序,适用于安卓、iPhone和网络。注册以跨设备同步订阅。

 

快速参考指南

边探索边听这个节目
播放