使用Player FM应用程序离线!
Biển Đông: Căng thẳng gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc
Manage episode 461715188 series 130294
Căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông; Các nước như Anh Quốc chuẩn bị đối phó với chiến tranh thuế quan mà Trump sẽ phát động; Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza đạt được nhờ sự phối hợp giữa hai ê kíp Biden và Trump; Khối NATO tăng cường bảo vệ cáp dưới đáy Biển Baltic. Đó là những chủ đề chính trong tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.
Ngoài khơi bờ biển Philippines ở vùng Biển Đông, căng thẳng đang gia tăng giữa Manila với Bắc Kinh. Kể từ đầu tháng 1, các tàu của hải cảnh Trung Quốc đã tiến gần hơn đến bờ biển Philippines, xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Đặc biệt Philippines lo ngại nhất là con tàu được mệnh danh “Quái vật 5901”. Tàu tuần duyên lớn nhất thế giới này đã tiến đến một địa điểm chỉ cách bờ biển Zambales, phía tây Manila, có vài hải lý. Chính phủ Manila xem tình hình này là rất đáng báo động và đã bắt đầu triển khai các lực lượng quan trọng để ngăn chận.
Từ Manila, thông tín viên Nemo Lecoq-Jammes tường trình:
“5901, đây là tuần duyên Philippines”. Cho dù biển động, lực lượng tuần duyên Philippines vẫn không nao núng. Hai con tàu và một chiếc máy bay bao quanh con “quái vật”, đó là một con tàu Trung Quốc có trọng tải lên đến 12.000 tấn, tàu tuần duyên lớn nhất thế giới hiện nay.
Mục tiêu của tuần duyên Philippines là buộc tàu Trung Quốc ra khỏi khu vực này. Họ phát loa: “Quý vị không được phép có di chuyển trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Tôi yêu cầu quý vị rời đi ngay lập tức."
Kể từ năm 2016, Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines đã được phân định bởi một tòa án quốc tế mà Trung Quốc từ chối công nhận. Khi đưa con tàu "quái vật" đến gần khu vực này, mục tiêu của Bắc Kinh rất rõ ràng.
Theo Chester Cabalza, một nhà nghiên cứu về an ninh và địa chính trị Biển Đông, đây là một hành động phô trương sức mạnh, nhưng cũng là một sự chiếm đóng mang tính chiến lược: “Họ đang thực hiện chuyến quan sát và lập bản đồ vùng nội thủy của Philippines. Khu vực này giàu tài nguyên khí đốt, và tất nhiên là nhiều nguồn hải sản và tài nguyên thiên nhiên nữa.”
Mặc dù trước đây đã có nhiều vụ va chạm ở Biển Đông, nhưng đây là lần đầu tiên một tàu Trung Quốc tiến gần bờ biển Philippines như vậy. Ngày 16/01, vấn đề này đã được thảo luận trong cuộc họp song phương giữa hai nước về Biển Đông.
Anh Quốc chuẩn bị đối phó với chiến tranh thuế quan của Trump
Ngày 20/01/2025, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ chính thức trở lại Nhà Trắng. Về thương mại, theo dự kiến, ông Trump sẽ áp thuế 60% đối với hàng nhập từ Trung Quốc và 20% đối với hàng nhập từ các nước khác. Nhiều nước đang chuẩn bị đối phó với cuộc chiến thuế quan mà tân tổng thống Hoa Kỳ sẽ phát động, trong đó có Anh Quốc, một trong những đồng minh thân thiết nhất của Washington.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Nguyễn Giang gởi về bài tường trình ngày 17/01/2025:
Lời đe dọa của Donald Trump áp thuế nhập khẩu tăng thêm tới 20% với mọi mặt hàng từ nước ngoài, đã khiến Anh quốc đặt biệt lo ngại.
Báo Anh, The Telegraph (15/01/2025) ước tính nếu “dính thuế quan 20%” của Mỹ thì kinh tế Anh sẽ bị thiệt hại ngay lập tức 2,5 tỷ bảng chỉ trong năm nay.
Cuộc chiến thuế quan sẽ khiến lạm phát ở Anh đang ở mức 2,5% trong tháng 12/2024 tăng lên trong những tháng tới vì giá hàng nhập cũng tăng, và doanh thu các mặt hàng bán sang Mỹ bị thiệt hại.
Trước vấn đề này, bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh Jonathan Reynolds, trả lời chất vấn trong nghị viện, nói chiến lược của Anh là “chọn cách đóng vai trò là đối tác thương mại cân bằng giữa cả Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu (EU), và các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và vùng Vịnh Ba Tư”, chứ không chọn nghiêng về EU để cùng bị “đánh thuế quan” của Mỹ.
Các báo Anh cho rằng đây là chiến lược chia sẻ rủi ro vì tính liên đới của các nền kinh tế lớn với nhau, với Hoa Kỳ và Anh.
Anh cũng sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về từng lĩnh vực trong xuất nhập khẩu. Phía Anh đã bổ nhiệm một cựu bộ trưởng thời thủ tướng Tony Blair, ông Peter Mandelson, làm tân Đại sứ ở Mỹ.
Từng làm Ủy viên Thương mại của EU (2004-2008), khi Anh còn là thành viên của khối, ông Mandelson được cho là có kinh nghiệm và quan hệ rộng trong giới kinh doanh và hoạch định chính sách mậu dịch ở cả hai bờ Đại Tây Dương để dẫn dắt việc đàm phán về thuế quan của Anh với Hoa Kỳ, nhằm giảm thiểu tối đa tác động xấu của thuế quan cao thời Trump.
Anh Quốc cũng muốn chỉ ra cho phía Mỹ thấy rằng nhiều mặt hàng Anh xuất sang Hoa Kỳ là có thành phần từ hàng hóa Mỹ, hoặc là sản phẩm cuối cùng của đầu tư từ Mỹ, như trong ngành ngân hàng, dược phẩm, động cơ máy bay (Rolls Royce sản xuất cho Boeing), để né tránh “thuế quan ồ ạt” từ Hoa Kỳ.
Cuối cùng, khi chưa ký được gì rõ nét với EU về thương mại, Anh hy vọng Hoa Kỳ mở lại cuộc đàm phán về hiệp định tự do thương mại song phương đã khởi động từ nhiệm kỳ Trump trước, nhưng bị Hoa Kỳ dừng lại thời tổng thống Joe Biden.
Cần phải nói rằng dù Anh có chuẩn bị thế nào đi nữa, thì thế chủ động sẽ nằm trong tay tổng thống Trump, từ quyết định có mở lại đàm phán hay không tới nghị trình bàn về những gì. Ở vị thế yếu đi sau Brexit, Anh sẽ phải chấp nhận những gì nước Mỹ muốn làm trong những tháng tới.
Biden và Trump phối hợp để thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza
Hôm thứ Tư tuần này, 15/01/2025, Israel và phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas đã đạt thỏa thuận về ngừng bắn ở dải Gaza và về việc phóng thích các con tin Israel còn bị Hamas cầm giữ. Cả thế giới đã thở phào nhẹ nhõm, hoan nghênh thỏa thuận này sau 15 tháng giao tranh ác liệt tại vùng lãnh thổ Palestine. Riêng tại Hoa Kỳ, cả hai phe Biden và Trump đều xem đó là công lao của mình. Trên thực tế, hai bên đã có phối hợp với nhau.
Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin gởi về bài tường trình ngày 15/01/2025:
Joe Biden đã không để bất kỳ ai đưa ra thông báo này. Như thể để làm nổi bật hơn công lao của chính quyền của ông, Biden đã xuất hiện trước báo giới cùng với phó tổng thống Kamala Harris và ngoại trưởng Antony Blinken để giải thích các điều khoản của thỏa thuận.
Vị tổng thống sắp mãn nhiệm không quên nhấn mạnh rằng những điều khoản này hoàn toàn phù hợp với đề xuất mà chính quyền của ông đã đưa ra vào tháng 5 năm ngoái, tức là từ rất lâu trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và trước khi ông rút khỏi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Một cách để khẳng định ông đã bỏ rất nhiều thời gian vào các cuộc đàm phán và như vậy có thể được xem như là cha đẻ của thỏa thuận này.
Lý do là chỉ vài phút trước tuyên bố đó, Joe Biden đã bị Donald Trump phỗng tay trên. Trên mạng xã hội cá nhân, tổng thống đắc cử, sẽ trở lại Nhà Trắng vào thứ Hai tuần tới, cũng khẳng định vai trò của ông và ê kíp của ông trong việc đạt được thỏa thuận này. Theo lời ông Donald Trump, mà từ nhiều ngày qua đã công khai thúc đẩy việc đạt được thỏa thuận trước lễ nhậm chức của ông, chính chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tháng 11 đã giúp các cuộc đàm phán thành công.
Sự thật có lẽ nằm ở đâu đó ở giữa. Bản thân Joe Biden thừa nhận hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong nhiều ngày và ông cũng biết rằng ê kíp kia sẽ giám sát việc thực hiện lệnh ngừng bắn.
NATO tăng cường bảo vệ cáp dưới đáy Biển Baltic
Ngày 14/01/2025, các nước thành viên NATO ở vùng Biển Baltic và tổng thư ký NATO đã họp tại thủ đô Helsinki của Phần Lan hôm nay để thảo luận về vấn đề an ninh sau khi trong những tháng gần đây, một số cáp điện và cáp viễn thông dưới đáy biển bị hư hỏng, nghi là do Nga gây ra. Trước tình hình đó, các nước đồng minh quyết định thành lập một lực lượng cảnh sát hàng hải.
Từ Vilnius, thông tín viên trong khu vực, Marielle Vitureau, gởi về bài tường trình ngày 14/01:
Vụ mới nhất xảy ra vào ngày Giáng Sinh tại vùng biển giữa Phần Lan và Estonia. Một dây cáp điện đã bị cắt. Con tàu gây ra sự cố, treo cờ Quần đảo Cook, đã bị Phần Lan khám xét và tám thành viên thủy thủ đoàn bị cấm rời khỏi Phần Lan trong khi chờ điều tra.
Theo thông báo của tổng thư ký NATO Mark Rutte, các cuộc tuần tra của NATO, bắt đầu từ hai năm trước để bảo vệ Biển Baltic, sẽ được tăng cường trong khuôn khổ chiến dịch mang tên Baltic Sentinel. Ông Mark Rutte nói:
“Chiến dịch này huy động nhiều phương tiện, trong đó có tàu khu trục và máy bay tuần tra hàng hải để tăng cường sự cảnh giác của chúng ta ở vùng biển Baltic. Chúng tôi cũng nhất trí khởi động sáng kiến triển khai các công nghệ mới, bao gồm một đội drone hải quân để tăng cường khả năng giám sát và răn đe".
Trong việc bảo vệ, các nước trong khu vực cũng đóng góp, chẳng hạn như bằng cách đa dạng hóa nguồn cung cấp điện. Một số chuyên gia Estonia lưu ý rằng Tallinn còn nhiều việc phải làm. Họ cũng cần đầu tư nhiều hơn vào việc bảo vệ an ninh cho chính mình. Trong khi đó, tại Litva, Bộ Nội Vụ và công ty điều hành mạng lưới điện đã đạt được một thỏa thuận.
Hỏa hoạn Los Angeles: Cư dân Altadena phải sống tạm cư đến khi nào?
Về các vụ cháy rừng dữ dội tại Los Angeles, Hoa Kỳ, theo hãng tin AFP, hôm 16/01/2025, các quan chức cảnh báo rằng hàng chục ngàn cư dân sơ tán sẽ phải đợi "ít nhất một tuần nữa" mới có thể trở về nhà, do nguy cơ lở đất vì mưa lớn và do nguy cơ tiếp xúc với các chất độc hại.
Tính đến ngày 16/01, ít nhất 27 người đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn khu phố Altadena, phía bắc Los Angeles, và khu nhà giàu Pacific Palisades, ở phía tây bắc của thành phố lớn này. Số nạn nhân có thể sẽ tăng cao hơn nữa trong những ngày tới, vì các đội tìm kiếm đang tiếp tục đào bới những đống đổ nát.
Hôm 16/01, thông tín viên RFI Achim Lippold đã đến khu phố Altadena và gởi về bài phóng sự:
“Khu phố Altadena trông giống như một bãi chiến trường. Một phần ba số ngôi nhà đã bị thiêu rụi thành tro bụi. Trước đống đổ nát, những xác xe hơi cháy đen minh chứng cho sự dữ dội của trận hỏa hoạn. Những đám cháy này đã phá hủy căn hộ của Selma, một phụ nữ người Mỹ gốc Phi.
Bà nói: “Khi đám cháy bắt đầu ở vùng núi, tôi không bao giờ nghĩ chúng sẽ lan xuống nhanh đến vậy. Chúng tôi đã mất tất cả. Khu phố của tôi trông như vừa xảy ra vụ nổ bom. Thật là một thảm kịch: Đã có người chết và người ta thậm chí còn chưa biết con số tử vong chính xác là bao nhiêu. »
Giống như nhiều cư dân khác của khu Altadena, Selma tìm đến một trung tâm tạm cư. Trung tâm mà bà đang ở là do Hội Chữ thập đỏ thành lập và hiện có thể đón tiếp hơn 400 người, theo lời Diana Ramirez, nhân viên truyền thông. Cô cho biết: “Altadena là một cộng đồng rất dễ bị tổn thương, bao gồm người Mỹ gốc châu Mỹ Latinh, người Mỹ gốc châu Phi, người Mỹ gốc châu Á và cũng có nhiều người già. Nhiều người cần được chăm sóc y tế. Trên thực tế, mọi người ở đây đều không có nơi nào khác để đi. Ít nhất thì ở đây họ vẫn an toàn. Mọi người đều được tiếp nhận, bất kể quốc tịch hay địa vị, bất kể họ có giấy tờ hợp pháp hay không. »
Đối với Selma, trung tâm này chỉ là giải pháp khẩn cấp, bà muốn rời đi nhưng... không biết đi đâu. Bà nói: “Căn hộ của tôi là ngôi nhà đầu tiên của tôi từ mười năm qua, sau khi tôi ly hôn. Thế mà công ty bảo hiểm nhà của tôi đã hủy hợp đồng của tôi cách đây một năm rưỡi. Họ đã làm như vậy với rất nhiều người ở đây, thật kỳ lạ phải không? »
Bà kết luận một cách cay đắng: “Chúng tôi đã mất tất cả. Chúng tôi không giống những người có đủ khả năng thuê phòng ở khách sạn Hilton. Chúng tôi buộc phải ở đây, ở nơi tạm trú này."
Khởi đầu lễ hội Hindu Kumbh Mela ở Ấn Độ
Về tôn giáo, ngày 13/01/2025, cuộc hành hương quy tụ đông người nhất từ trước đến nay đã bắt đầu tại Ấn Độ, đó là lễ hội Kumbh Mela. Theo dự kiến sẽ có đến … 400 triệu tín đồ Ấn Độ Giáo đến dự lễ hội sẽ kéo dài hơn một tháng tại khu vực sông Hằng, con sông linh thiêng nhất đối với họ.
Từ Bangalore, thông tín viên Côme Bastin gởi về bài tường trình ngày 13/01:
Cứ ba năm lại có một lễ hội Kumbh Mela được tổ chức tại nhiều thành phố khác nhau, nhưng lễ hội khai mạc ngày 13/01 gần thành phố Prayagraj là lễ hội quan trọng nhất và chỉ được tổ chức mười hai năm một lần vào một ngày đặc biệt do các nhà chiêm tinh học quyết định.
Đây là lễ hội Kumbh Mela đầu tiên đối với thủ tướng Narendra Modi, đắc cử năm 2014. Lễ hội Kumbh Mela có liên quan đến thần thoại Hindu cổ đại và nguồn gốc của nó rất khó xác định. Đối với các tín đồ Hindu, tắm sông Hằng vào thời điểm này sẽ gột rửa tội lỗi và giải thoát bản thân khỏi vòng luân hồi.
Cuộc hành hương thu hút nhiều người theo đạo Hindu ở Ấn Độ cũng như những người cải đạo sang tôn giáo này. Giống như người Mỹ này đã lấy tên họ Ấn Độ vào năm 2003: “Tôi có thể liệt kê những lợi ích của Kumbh Mela đối với tôi. Thúc đẩy thế giới đại đồng, thực hành tâm linh để tìm ra sức mạnh và chân lý trong chúng ta, tìm ra nguồn năng lượng phục vụ chúng ta, phục vụ Trái đất, phục vụ nhân loại.”
Trên bờ sông Hằng, người dân đã chuẩn bị cho lễ hội này trong nhiều tháng, mặc dù thời tiết được dự báo là lạnh, sẽ có mưa và sương mù! Có 150.000 lều trại và gần như số lượng nhà vệ sinh tương đương trải rộng trên diện tích 4.000 hectare của khu vực này.
Sẵn sàng đón tiếp làn sóng người của thế kỷ với hàng chục ngàn ánh đèn, nỗi lo sợ lớn nhất của chính quyền là những vụ giẫm đạp chết người thường đi kèm với sự cuồng nhiệt thường thấy trong các cuộc tụ họp lớn của người Hindu.
Bảo đảm vệ sinh tối thiểu cho số lượng người lớn như vậy là thách thức to lớn đối với những người tổ chức. Cùng với 10.000 nhân viên đặc trách vệ sinh chung, những người dọn dẹp nhà vệ sinh hầu hết đều thuộc tầng lớp thấp nhất trong một xã hội Ấn Độ vẫn phân chia thành các đẳng cấp. Ở dưới cùng của nấc thang này, người Dalit, theo truyền thống thường được giao những công việc thấp nhất. Theo thống kê, 9 trong số 10 công nhân dọn dẹp cống rãnh hoặc nhà vệ sinh là người Dalit.
158集单集
Manage episode 461715188 series 130294
Căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông; Các nước như Anh Quốc chuẩn bị đối phó với chiến tranh thuế quan mà Trump sẽ phát động; Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza đạt được nhờ sự phối hợp giữa hai ê kíp Biden và Trump; Khối NATO tăng cường bảo vệ cáp dưới đáy Biển Baltic. Đó là những chủ đề chính trong tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.
Ngoài khơi bờ biển Philippines ở vùng Biển Đông, căng thẳng đang gia tăng giữa Manila với Bắc Kinh. Kể từ đầu tháng 1, các tàu của hải cảnh Trung Quốc đã tiến gần hơn đến bờ biển Philippines, xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Đặc biệt Philippines lo ngại nhất là con tàu được mệnh danh “Quái vật 5901”. Tàu tuần duyên lớn nhất thế giới này đã tiến đến một địa điểm chỉ cách bờ biển Zambales, phía tây Manila, có vài hải lý. Chính phủ Manila xem tình hình này là rất đáng báo động và đã bắt đầu triển khai các lực lượng quan trọng để ngăn chận.
Từ Manila, thông tín viên Nemo Lecoq-Jammes tường trình:
“5901, đây là tuần duyên Philippines”. Cho dù biển động, lực lượng tuần duyên Philippines vẫn không nao núng. Hai con tàu và một chiếc máy bay bao quanh con “quái vật”, đó là một con tàu Trung Quốc có trọng tải lên đến 12.000 tấn, tàu tuần duyên lớn nhất thế giới hiện nay.
Mục tiêu của tuần duyên Philippines là buộc tàu Trung Quốc ra khỏi khu vực này. Họ phát loa: “Quý vị không được phép có di chuyển trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Tôi yêu cầu quý vị rời đi ngay lập tức."
Kể từ năm 2016, Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines đã được phân định bởi một tòa án quốc tế mà Trung Quốc từ chối công nhận. Khi đưa con tàu "quái vật" đến gần khu vực này, mục tiêu của Bắc Kinh rất rõ ràng.
Theo Chester Cabalza, một nhà nghiên cứu về an ninh và địa chính trị Biển Đông, đây là một hành động phô trương sức mạnh, nhưng cũng là một sự chiếm đóng mang tính chiến lược: “Họ đang thực hiện chuyến quan sát và lập bản đồ vùng nội thủy của Philippines. Khu vực này giàu tài nguyên khí đốt, và tất nhiên là nhiều nguồn hải sản và tài nguyên thiên nhiên nữa.”
Mặc dù trước đây đã có nhiều vụ va chạm ở Biển Đông, nhưng đây là lần đầu tiên một tàu Trung Quốc tiến gần bờ biển Philippines như vậy. Ngày 16/01, vấn đề này đã được thảo luận trong cuộc họp song phương giữa hai nước về Biển Đông.
Anh Quốc chuẩn bị đối phó với chiến tranh thuế quan của Trump
Ngày 20/01/2025, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ chính thức trở lại Nhà Trắng. Về thương mại, theo dự kiến, ông Trump sẽ áp thuế 60% đối với hàng nhập từ Trung Quốc và 20% đối với hàng nhập từ các nước khác. Nhiều nước đang chuẩn bị đối phó với cuộc chiến thuế quan mà tân tổng thống Hoa Kỳ sẽ phát động, trong đó có Anh Quốc, một trong những đồng minh thân thiết nhất của Washington.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Nguyễn Giang gởi về bài tường trình ngày 17/01/2025:
Lời đe dọa của Donald Trump áp thuế nhập khẩu tăng thêm tới 20% với mọi mặt hàng từ nước ngoài, đã khiến Anh quốc đặt biệt lo ngại.
Báo Anh, The Telegraph (15/01/2025) ước tính nếu “dính thuế quan 20%” của Mỹ thì kinh tế Anh sẽ bị thiệt hại ngay lập tức 2,5 tỷ bảng chỉ trong năm nay.
Cuộc chiến thuế quan sẽ khiến lạm phát ở Anh đang ở mức 2,5% trong tháng 12/2024 tăng lên trong những tháng tới vì giá hàng nhập cũng tăng, và doanh thu các mặt hàng bán sang Mỹ bị thiệt hại.
Trước vấn đề này, bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh Jonathan Reynolds, trả lời chất vấn trong nghị viện, nói chiến lược của Anh là “chọn cách đóng vai trò là đối tác thương mại cân bằng giữa cả Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu (EU), và các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và vùng Vịnh Ba Tư”, chứ không chọn nghiêng về EU để cùng bị “đánh thuế quan” của Mỹ.
Các báo Anh cho rằng đây là chiến lược chia sẻ rủi ro vì tính liên đới của các nền kinh tế lớn với nhau, với Hoa Kỳ và Anh.
Anh cũng sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về từng lĩnh vực trong xuất nhập khẩu. Phía Anh đã bổ nhiệm một cựu bộ trưởng thời thủ tướng Tony Blair, ông Peter Mandelson, làm tân Đại sứ ở Mỹ.
Từng làm Ủy viên Thương mại của EU (2004-2008), khi Anh còn là thành viên của khối, ông Mandelson được cho là có kinh nghiệm và quan hệ rộng trong giới kinh doanh và hoạch định chính sách mậu dịch ở cả hai bờ Đại Tây Dương để dẫn dắt việc đàm phán về thuế quan của Anh với Hoa Kỳ, nhằm giảm thiểu tối đa tác động xấu của thuế quan cao thời Trump.
Anh Quốc cũng muốn chỉ ra cho phía Mỹ thấy rằng nhiều mặt hàng Anh xuất sang Hoa Kỳ là có thành phần từ hàng hóa Mỹ, hoặc là sản phẩm cuối cùng của đầu tư từ Mỹ, như trong ngành ngân hàng, dược phẩm, động cơ máy bay (Rolls Royce sản xuất cho Boeing), để né tránh “thuế quan ồ ạt” từ Hoa Kỳ.
Cuối cùng, khi chưa ký được gì rõ nét với EU về thương mại, Anh hy vọng Hoa Kỳ mở lại cuộc đàm phán về hiệp định tự do thương mại song phương đã khởi động từ nhiệm kỳ Trump trước, nhưng bị Hoa Kỳ dừng lại thời tổng thống Joe Biden.
Cần phải nói rằng dù Anh có chuẩn bị thế nào đi nữa, thì thế chủ động sẽ nằm trong tay tổng thống Trump, từ quyết định có mở lại đàm phán hay không tới nghị trình bàn về những gì. Ở vị thế yếu đi sau Brexit, Anh sẽ phải chấp nhận những gì nước Mỹ muốn làm trong những tháng tới.
Biden và Trump phối hợp để thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza
Hôm thứ Tư tuần này, 15/01/2025, Israel và phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas đã đạt thỏa thuận về ngừng bắn ở dải Gaza và về việc phóng thích các con tin Israel còn bị Hamas cầm giữ. Cả thế giới đã thở phào nhẹ nhõm, hoan nghênh thỏa thuận này sau 15 tháng giao tranh ác liệt tại vùng lãnh thổ Palestine. Riêng tại Hoa Kỳ, cả hai phe Biden và Trump đều xem đó là công lao của mình. Trên thực tế, hai bên đã có phối hợp với nhau.
Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin gởi về bài tường trình ngày 15/01/2025:
Joe Biden đã không để bất kỳ ai đưa ra thông báo này. Như thể để làm nổi bật hơn công lao của chính quyền của ông, Biden đã xuất hiện trước báo giới cùng với phó tổng thống Kamala Harris và ngoại trưởng Antony Blinken để giải thích các điều khoản của thỏa thuận.
Vị tổng thống sắp mãn nhiệm không quên nhấn mạnh rằng những điều khoản này hoàn toàn phù hợp với đề xuất mà chính quyền của ông đã đưa ra vào tháng 5 năm ngoái, tức là từ rất lâu trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và trước khi ông rút khỏi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Một cách để khẳng định ông đã bỏ rất nhiều thời gian vào các cuộc đàm phán và như vậy có thể được xem như là cha đẻ của thỏa thuận này.
Lý do là chỉ vài phút trước tuyên bố đó, Joe Biden đã bị Donald Trump phỗng tay trên. Trên mạng xã hội cá nhân, tổng thống đắc cử, sẽ trở lại Nhà Trắng vào thứ Hai tuần tới, cũng khẳng định vai trò của ông và ê kíp của ông trong việc đạt được thỏa thuận này. Theo lời ông Donald Trump, mà từ nhiều ngày qua đã công khai thúc đẩy việc đạt được thỏa thuận trước lễ nhậm chức của ông, chính chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tháng 11 đã giúp các cuộc đàm phán thành công.
Sự thật có lẽ nằm ở đâu đó ở giữa. Bản thân Joe Biden thừa nhận hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong nhiều ngày và ông cũng biết rằng ê kíp kia sẽ giám sát việc thực hiện lệnh ngừng bắn.
NATO tăng cường bảo vệ cáp dưới đáy Biển Baltic
Ngày 14/01/2025, các nước thành viên NATO ở vùng Biển Baltic và tổng thư ký NATO đã họp tại thủ đô Helsinki của Phần Lan hôm nay để thảo luận về vấn đề an ninh sau khi trong những tháng gần đây, một số cáp điện và cáp viễn thông dưới đáy biển bị hư hỏng, nghi là do Nga gây ra. Trước tình hình đó, các nước đồng minh quyết định thành lập một lực lượng cảnh sát hàng hải.
Từ Vilnius, thông tín viên trong khu vực, Marielle Vitureau, gởi về bài tường trình ngày 14/01:
Vụ mới nhất xảy ra vào ngày Giáng Sinh tại vùng biển giữa Phần Lan và Estonia. Một dây cáp điện đã bị cắt. Con tàu gây ra sự cố, treo cờ Quần đảo Cook, đã bị Phần Lan khám xét và tám thành viên thủy thủ đoàn bị cấm rời khỏi Phần Lan trong khi chờ điều tra.
Theo thông báo của tổng thư ký NATO Mark Rutte, các cuộc tuần tra của NATO, bắt đầu từ hai năm trước để bảo vệ Biển Baltic, sẽ được tăng cường trong khuôn khổ chiến dịch mang tên Baltic Sentinel. Ông Mark Rutte nói:
“Chiến dịch này huy động nhiều phương tiện, trong đó có tàu khu trục và máy bay tuần tra hàng hải để tăng cường sự cảnh giác của chúng ta ở vùng biển Baltic. Chúng tôi cũng nhất trí khởi động sáng kiến triển khai các công nghệ mới, bao gồm một đội drone hải quân để tăng cường khả năng giám sát và răn đe".
Trong việc bảo vệ, các nước trong khu vực cũng đóng góp, chẳng hạn như bằng cách đa dạng hóa nguồn cung cấp điện. Một số chuyên gia Estonia lưu ý rằng Tallinn còn nhiều việc phải làm. Họ cũng cần đầu tư nhiều hơn vào việc bảo vệ an ninh cho chính mình. Trong khi đó, tại Litva, Bộ Nội Vụ và công ty điều hành mạng lưới điện đã đạt được một thỏa thuận.
Hỏa hoạn Los Angeles: Cư dân Altadena phải sống tạm cư đến khi nào?
Về các vụ cháy rừng dữ dội tại Los Angeles, Hoa Kỳ, theo hãng tin AFP, hôm 16/01/2025, các quan chức cảnh báo rằng hàng chục ngàn cư dân sơ tán sẽ phải đợi "ít nhất một tuần nữa" mới có thể trở về nhà, do nguy cơ lở đất vì mưa lớn và do nguy cơ tiếp xúc với các chất độc hại.
Tính đến ngày 16/01, ít nhất 27 người đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn khu phố Altadena, phía bắc Los Angeles, và khu nhà giàu Pacific Palisades, ở phía tây bắc của thành phố lớn này. Số nạn nhân có thể sẽ tăng cao hơn nữa trong những ngày tới, vì các đội tìm kiếm đang tiếp tục đào bới những đống đổ nát.
Hôm 16/01, thông tín viên RFI Achim Lippold đã đến khu phố Altadena và gởi về bài phóng sự:
“Khu phố Altadena trông giống như một bãi chiến trường. Một phần ba số ngôi nhà đã bị thiêu rụi thành tro bụi. Trước đống đổ nát, những xác xe hơi cháy đen minh chứng cho sự dữ dội của trận hỏa hoạn. Những đám cháy này đã phá hủy căn hộ của Selma, một phụ nữ người Mỹ gốc Phi.
Bà nói: “Khi đám cháy bắt đầu ở vùng núi, tôi không bao giờ nghĩ chúng sẽ lan xuống nhanh đến vậy. Chúng tôi đã mất tất cả. Khu phố của tôi trông như vừa xảy ra vụ nổ bom. Thật là một thảm kịch: Đã có người chết và người ta thậm chí còn chưa biết con số tử vong chính xác là bao nhiêu. »
Giống như nhiều cư dân khác của khu Altadena, Selma tìm đến một trung tâm tạm cư. Trung tâm mà bà đang ở là do Hội Chữ thập đỏ thành lập và hiện có thể đón tiếp hơn 400 người, theo lời Diana Ramirez, nhân viên truyền thông. Cô cho biết: “Altadena là một cộng đồng rất dễ bị tổn thương, bao gồm người Mỹ gốc châu Mỹ Latinh, người Mỹ gốc châu Phi, người Mỹ gốc châu Á và cũng có nhiều người già. Nhiều người cần được chăm sóc y tế. Trên thực tế, mọi người ở đây đều không có nơi nào khác để đi. Ít nhất thì ở đây họ vẫn an toàn. Mọi người đều được tiếp nhận, bất kể quốc tịch hay địa vị, bất kể họ có giấy tờ hợp pháp hay không. »
Đối với Selma, trung tâm này chỉ là giải pháp khẩn cấp, bà muốn rời đi nhưng... không biết đi đâu. Bà nói: “Căn hộ của tôi là ngôi nhà đầu tiên của tôi từ mười năm qua, sau khi tôi ly hôn. Thế mà công ty bảo hiểm nhà của tôi đã hủy hợp đồng của tôi cách đây một năm rưỡi. Họ đã làm như vậy với rất nhiều người ở đây, thật kỳ lạ phải không? »
Bà kết luận một cách cay đắng: “Chúng tôi đã mất tất cả. Chúng tôi không giống những người có đủ khả năng thuê phòng ở khách sạn Hilton. Chúng tôi buộc phải ở đây, ở nơi tạm trú này."
Khởi đầu lễ hội Hindu Kumbh Mela ở Ấn Độ
Về tôn giáo, ngày 13/01/2025, cuộc hành hương quy tụ đông người nhất từ trước đến nay đã bắt đầu tại Ấn Độ, đó là lễ hội Kumbh Mela. Theo dự kiến sẽ có đến … 400 triệu tín đồ Ấn Độ Giáo đến dự lễ hội sẽ kéo dài hơn một tháng tại khu vực sông Hằng, con sông linh thiêng nhất đối với họ.
Từ Bangalore, thông tín viên Côme Bastin gởi về bài tường trình ngày 13/01:
Cứ ba năm lại có một lễ hội Kumbh Mela được tổ chức tại nhiều thành phố khác nhau, nhưng lễ hội khai mạc ngày 13/01 gần thành phố Prayagraj là lễ hội quan trọng nhất và chỉ được tổ chức mười hai năm một lần vào một ngày đặc biệt do các nhà chiêm tinh học quyết định.
Đây là lễ hội Kumbh Mela đầu tiên đối với thủ tướng Narendra Modi, đắc cử năm 2014. Lễ hội Kumbh Mela có liên quan đến thần thoại Hindu cổ đại và nguồn gốc của nó rất khó xác định. Đối với các tín đồ Hindu, tắm sông Hằng vào thời điểm này sẽ gột rửa tội lỗi và giải thoát bản thân khỏi vòng luân hồi.
Cuộc hành hương thu hút nhiều người theo đạo Hindu ở Ấn Độ cũng như những người cải đạo sang tôn giáo này. Giống như người Mỹ này đã lấy tên họ Ấn Độ vào năm 2003: “Tôi có thể liệt kê những lợi ích của Kumbh Mela đối với tôi. Thúc đẩy thế giới đại đồng, thực hành tâm linh để tìm ra sức mạnh và chân lý trong chúng ta, tìm ra nguồn năng lượng phục vụ chúng ta, phục vụ Trái đất, phục vụ nhân loại.”
Trên bờ sông Hằng, người dân đã chuẩn bị cho lễ hội này trong nhiều tháng, mặc dù thời tiết được dự báo là lạnh, sẽ có mưa và sương mù! Có 150.000 lều trại và gần như số lượng nhà vệ sinh tương đương trải rộng trên diện tích 4.000 hectare của khu vực này.
Sẵn sàng đón tiếp làn sóng người của thế kỷ với hàng chục ngàn ánh đèn, nỗi lo sợ lớn nhất của chính quyền là những vụ giẫm đạp chết người thường đi kèm với sự cuồng nhiệt thường thấy trong các cuộc tụ họp lớn của người Hindu.
Bảo đảm vệ sinh tối thiểu cho số lượng người lớn như vậy là thách thức to lớn đối với những người tổ chức. Cùng với 10.000 nhân viên đặc trách vệ sinh chung, những người dọn dẹp nhà vệ sinh hầu hết đều thuộc tầng lớp thấp nhất trong một xã hội Ấn Độ vẫn phân chia thành các đẳng cấp. Ở dưới cùng của nấc thang này, người Dalit, theo truyền thống thường được giao những công việc thấp nhất. Theo thống kê, 9 trong số 10 công nhân dọn dẹp cống rãnh hoặc nhà vệ sinh là người Dalit.
158集单集
所有剧集
×欢迎使用Player FM
Player FM正在网上搜索高质量的播客,以便您现在享受。它是最好的播客应用程序,适用于安卓、iPhone和网络。注册以跨设备同步订阅。