使用Player FM应用程序离线!
Lê Phổ - Mai Thứ - Vũ Cao Đàm, những nhà tiên phong về nghệ thuật Việt Nam hiện đại tại Pháp
Manage episode 448783260 series 1455069
Khoảng 150 tác phẩm của ba danh họa Việt : Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm được trưng bày tại một triển lãm của bảo tàng nghệ thuật châu Á Cernuschi tại Paris, từ ngày 11/10/2024-09/03/2025. Đây là dịp để du khách có thể tìm hiểu sự tiến triển trong phong cách nghệ thuật Đông Tây kết hợp của tam kiệt trời Âu.
Triển lãm với tên gọi “Những nhà tiên phong về nghệ thuật Việt Nam hiện đại tại Pháp”, diễn ra trùng với dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường Mỹ Thuật Đông Dương (1925), cái nôi của nhiều nghệ sĩ Việt thành danh.
Bảo tàng nghệ thuật châu Á Cernuschi giới thiệu các bức hoạ của Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm, đến từ 25 bộ sưu tập khác nhau, cùng sự trợ giúp từ gia đình của các nghệ sĩ. Triển lãm phác họa lại con đường nghệ thuật của ba họa sĩ, yêu quê hương nhưng cũng gắn bó với Pháp, và những thay đổi trong phong cách sáng tác giữa dòng lịch sử nhiều biến động.
Trước tiên là giai đoạn từ trường Cao đẳng Nghệ thuật Đông Dương đến năm 1930. Vai trò của vị hiệu trưởng đầu tiên Victor Tardieu được nhấn mạnh, đặc biệt là mối quan hệ với các học trò Việt. Tiếp theo là giai đoạn 1931-1937, “Các họa sĩ bị nghệ thuật Paris quyến rũ”, và những xáo động của chiến tranh”. Cuối cùng là “Thời kỳ ở Pháp: Cuộc cách mạng của ba nghệ sĩ” với những sáng tác được lấy cảm hứng từ những vần thơ Kiều, của Nguyễn Du.
Sinh ra trong một gia đình ở miền bắc Việt Nam, có cha là thống đốc vùng, Lê Phổ được tiếp nhận các giáo lý của Khổng Tử từ khi còn nhỏ, thạo chữ Hán Nôm. Lê Phổ học cấp 3 tại trường Bưởi (Trường trung học Bảo hộ thời Pháp thuộc) và cũng chính tại đây ông gặp Mai Thứ. Vào năm 1925, cả hai cùng thi đậu vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, theo học khoá đầu tiên ngay sau khi thành lập, dưới sự dẫn dắt của Victor Tardieu, và cả hai đã kết bạn với Vũ Cao Đàm, gia nhập trường một năm sau đó.
Đọc thêm : Danh họa Mai Thứ và duyên nợ với Mâcon
Kể từ sau năm 1937, cả ba đều đến Paris và định cư tại Pháp. Trong thời gian đầu ở Paris, ba danh họa có quan hệ khá mật thiết, không chỉ là hàng xóm, tương trợ nhau những lúc khó khăn, mà còn chia sẻ thị trường. Phong cách nghệ thuật của Lê – Mai – Vũ có những điểm tương đồng. Họ đều có "chiến lược" sáng tác tranh lụa, có tầm nhìn về một Việt Nam "thơ mộng", phi thời gian, tại những không gian mà những cô gái trẻ uống trà, hay đi dạo trong các khu vườn yên bình, bất chấp bối cảnh chính trị nhiều xáo trộn.
Sự dung hòa giữa nghệ thuật Đông – Tây trong các họa sĩ tạo ra nét đặc trưng riêng, là những cánh chim đầu đàn của nghệ thuật hiện đại Việt Nam tại Pháp. Các tác phẩm của ba danh họa được nhiều người mến mộ, nhiều lần phá kỷ lục về giá trong thị trường nghệ Đông Dương gần đây.
RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn giám tuyển Anne Fort, phụ trách về triển lãm để hiểu thêm về ba danh họa Việt, Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm.
Tại sao lại lựa chọn ba cái tên Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm, thông điệp mà triển lãm muốn truyền tải qua các tác phẩm của 3 danh họa là gì ?
Anne Fort : Sau cuộc hợp tác thành công với gia đình của Mai Thứ, trong một triển lãm được tổ chức ở thành phố Macon, miền nam nước Pháp vào năm 2022, chúng tôi tiếp tục làm việc cùng họ và gia đình của hai họa sĩ khác, để mở ra cuộc triển lãm về các tác phẩm của ba người bạn, đã có quan hệ mật thiết từ khi theo học tại trường Cao đẳng Nghệ Thuật Đông Dương ở Hà Nội. Còn một điều thú vị nữa là vô tình mà triển lãm cũng diễn ra trùng với thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập trường, với khóa đầu tiên được mở ra mà Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm, có mặt và cùng học cho đến khi tốt nghiệp vào năm 1931.
Triển lãm có tên là “những người tiên phong về nghệ thuật Việt Nam ở Pháp” không phải là triển lãm về mỹ thuật Hà Nội, cũng không phải là triển lãm về các họa sĩ tiên phong của riêng Việt Nam. Chúng tôi chọn ba họa sĩ này, vì họ có điểm chung là đã chọn phát triển sự nghiệp của mình tại Pháp, và đã trải qua những biến động do quan hệ Pháp-Việt trong suốt thế kỷ 20. Tôi cho rằng rất quan trọng để nêu bật những cột mốc lịch sử khác nhau, không chỉ giai đoạn thuộc địa, mà cả Đệ Nhị Thế Chiến, và sau đó là giai đoạn Việt Nam giành độc lập cũng như các cuộc chiến nối tiếp sau đó (dẫn đến thống nhất hai miền). Bởi vì các sự kiện này tác động đến lựa chọn nghệ thuật, và đôi khi các họa sĩ không có lựa chọn, nhưng có thể thấy là họ đã biết cách thích ứng ra sao với những hoàn cảnh lịch sử.
Trong triển lãm, người xem có thể thấy rằng bảo tàng giới thiệu những sự kiện lịch sử, những thay đổi trong phong cách nghệ thuật của từng người trong các giai đoạn khác nhau. Ví dụ như hội nghị tại Fontainebleau vào năm 1946 do Hồ Chí Minh chủ trì, với sự hiện diện của Mai Thứ, Lê Phổ và Vũ Cao Đàm. Lập trường chính trị của các nghệ sĩ này như thế nào, có gì thay đổi hay không ?
Anne Fort : Phải nói rằng rất khó có thể hiểu rõ quan điểm chính trị của các nghệ sĩ này vì đơn giản là họ rất kín đáo. Trong tư liệu về Victor Tardieu, hiệu trường trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cụ thể là trong các bức thư, ông ấy đã nói rõ với các sinh viên của mình rằng “họ là nghệ sĩ trên tất cả, và không phải làm chính trị”. Do đó, ngay từ khi còn trẻ, các họa sĩ đã được cảnh báo.
Trong triển lãm này, chúng tôi giới thiệu các tác phẩm mà Vũ Cao Đàm. Cụ thể là bức tượng bán thân được điêu khắc bằng đồng của Bảo Đại, được các chính quyền thuộc địa lúc bấy giờ đặt mua và hiện được đặt ở bảo tàng Quai Branly. Vào năm 1946, Vũ Cao Đàm cũng điêu khắc một bức tượng chân dung của Hồ Chí Minh nhân cuộc gặp tại Fontainebleau.
Mọi người có thể thấy ông có hai lập trường chính trị không thể dung hòa, vì Bảo Đại là vị vua Việt Nam, theo Pháp, nhưng được giáo dục ở Pháp, và được chính quyền thuộc địa đưa lên ngôi vị. Trái lại, Hồ Chí Minh, dù hiểu rõ về văn hóa Pháp, nói tiếng Pháp nhưng lại ở phe khác, giành độc lập cho đất nước của mình. Cũng cần phải hiểu rằng các nghệ sĩ sống nhờ tác phẩm của mình nên họ phải thích ứng theo đơn hàng. Đó là điều rất quan trọng, nếu nhận được đơn thì họ sẽ làm việc, sáng tác một cách chân thật nhất, theo yêu cầu của bên đặt hàng.
Tại sao lại coi Lê – Mai – Vũ là những người tiên phong về nghệ thuật Việt Nam tại Pháp ?
Anne Fort : Thứ nhất, họ là những người tốt nghiệp khoá đầu tiên của trường Cao đẳng Nghệ thuật Đông Dương, và tất cả đều nhận được học bổng, đến Pháp làm việc trong vài năm, quay trở lại Việt Nam từ năm 1937 - 1938.
Nhưng, sau đó, cả ba đều đã có thời gian dài sống ở Pháp, phải nói rằng hơn nửa cuộc đời của họ. Tại sao lại lựa chọn ba họa sĩ này, bởi vì con cái họ vẫn còn sống, và chúng tôi có thể tiếp cận nguồn tư liệu từ gia đình. Họ đã chia sẻ rất hào phóng, giúp chúng tôi làm rõ những trình tự thời gian của cuộc đời, cũng như phong cách của những nghệ sĩ. Tôi cho rằng chưa bao giờ chúng tôi có đầy đủ thông tin về 3 vị họa sĩ Việt như trong triển lãm này. Họ không được biết đến rộng rãi bởi công chúng tại Pháp, nhưng lại rất nổi tiếng trong giới nghệ thuật ở Đông Dương, bởi một cộng đồng nhỏ.
Là các hoạ sĩ Việt, được Pháp đào tạo, Lê Phổ và Mai Thứ và Vũ Cao Đàm đều đã đến định cư ở Pháp từ năm 1937 cho đến cuối đời. Cả ba đều tạo ra những chiếc cầu nối Đông – Tây. Làm sao các họa sĩ giữ được bản sắc quê hương, kết nối với cội nguồn khi sinh sống ở nước ngoài ?
Anne Fort : Đó là vấn đề mà cả ba đều muốn giải quyết, làm sao để giữ linh hồn Việt, vẫn là người Việt, khi ở xa cách quê hương cả ngàn cây số. Khi họ đến Paris, cả ba đã phải đối mặt với cuộc cạnh tranh với các nghệ sĩ đã làm việc ở thủ đô Pháp. Trong những năm 1930, Paris là kinh đô nghệ thuật của thế giới, quy tụ các nghệ sĩ đến từ khắp nơi, từ cả châu Âu, và các họa sĩ Việt nam, đã tìm thấy một cách để tạo ra dấu ấn riêng, được mọi người chú ý.
Khi đến Pháp, họ nhanh chóng từ bỏ tranh sơn dầu, và chuyển sang vẽ tranh trên lụa. Bởi vì lụa là vật liệu mà công chúng phương tây coi là một sản phẩm đậm sắc Á châu, được nhiều người yêu thích. Trong một cuộc phỏng vấn, Mai Thứ đã đặt ra câu hỏi, “làm sao để tôi trở lên nổi bật giữa đám đông, thể hiện điểm riêng biệt. Có thể thấy đó là một chiến lược của danh họa.
Thế nhưng, Vũ Cao Đàm và Lê Phổ lại quyết định ngừng vẽ tranh lụa vào những năm 1950 và quay lại với tranh sơn dầu, hay tạc tượng. Tôi cho rằng họ muốn giữ những sở thích nho nhỏ, những dấu ấn rất Việt. Trong các tác phẩm của họ trong giai đoạn này, có rất nhiều bức chân dung phụ nữ, đặc trưng châu Á, họ vẫn giữ được phong cách lãng mạn, và thêm điểm nhấn riêng. Các phụ nữ trong tranh của Lê Phổ và Vũ Cao Đàm luôn mặc áo dài Việt. Yếu tố này cho thấy các họa sĩ muốn giữ nét văn hóa quê nhà, ngay cả khi họ sơn bằng dầu, một kỹ thuật thường ít được sử dụng trong các tác phẩm về châu Á.
24集单集
Manage episode 448783260 series 1455069
Khoảng 150 tác phẩm của ba danh họa Việt : Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm được trưng bày tại một triển lãm của bảo tàng nghệ thuật châu Á Cernuschi tại Paris, từ ngày 11/10/2024-09/03/2025. Đây là dịp để du khách có thể tìm hiểu sự tiến triển trong phong cách nghệ thuật Đông Tây kết hợp của tam kiệt trời Âu.
Triển lãm với tên gọi “Những nhà tiên phong về nghệ thuật Việt Nam hiện đại tại Pháp”, diễn ra trùng với dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường Mỹ Thuật Đông Dương (1925), cái nôi của nhiều nghệ sĩ Việt thành danh.
Bảo tàng nghệ thuật châu Á Cernuschi giới thiệu các bức hoạ của Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm, đến từ 25 bộ sưu tập khác nhau, cùng sự trợ giúp từ gia đình của các nghệ sĩ. Triển lãm phác họa lại con đường nghệ thuật của ba họa sĩ, yêu quê hương nhưng cũng gắn bó với Pháp, và những thay đổi trong phong cách sáng tác giữa dòng lịch sử nhiều biến động.
Trước tiên là giai đoạn từ trường Cao đẳng Nghệ thuật Đông Dương đến năm 1930. Vai trò của vị hiệu trưởng đầu tiên Victor Tardieu được nhấn mạnh, đặc biệt là mối quan hệ với các học trò Việt. Tiếp theo là giai đoạn 1931-1937, “Các họa sĩ bị nghệ thuật Paris quyến rũ”, và những xáo động của chiến tranh”. Cuối cùng là “Thời kỳ ở Pháp: Cuộc cách mạng của ba nghệ sĩ” với những sáng tác được lấy cảm hứng từ những vần thơ Kiều, của Nguyễn Du.
Sinh ra trong một gia đình ở miền bắc Việt Nam, có cha là thống đốc vùng, Lê Phổ được tiếp nhận các giáo lý của Khổng Tử từ khi còn nhỏ, thạo chữ Hán Nôm. Lê Phổ học cấp 3 tại trường Bưởi (Trường trung học Bảo hộ thời Pháp thuộc) và cũng chính tại đây ông gặp Mai Thứ. Vào năm 1925, cả hai cùng thi đậu vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, theo học khoá đầu tiên ngay sau khi thành lập, dưới sự dẫn dắt của Victor Tardieu, và cả hai đã kết bạn với Vũ Cao Đàm, gia nhập trường một năm sau đó.
Đọc thêm : Danh họa Mai Thứ và duyên nợ với Mâcon
Kể từ sau năm 1937, cả ba đều đến Paris và định cư tại Pháp. Trong thời gian đầu ở Paris, ba danh họa có quan hệ khá mật thiết, không chỉ là hàng xóm, tương trợ nhau những lúc khó khăn, mà còn chia sẻ thị trường. Phong cách nghệ thuật của Lê – Mai – Vũ có những điểm tương đồng. Họ đều có "chiến lược" sáng tác tranh lụa, có tầm nhìn về một Việt Nam "thơ mộng", phi thời gian, tại những không gian mà những cô gái trẻ uống trà, hay đi dạo trong các khu vườn yên bình, bất chấp bối cảnh chính trị nhiều xáo trộn.
Sự dung hòa giữa nghệ thuật Đông – Tây trong các họa sĩ tạo ra nét đặc trưng riêng, là những cánh chim đầu đàn của nghệ thuật hiện đại Việt Nam tại Pháp. Các tác phẩm của ba danh họa được nhiều người mến mộ, nhiều lần phá kỷ lục về giá trong thị trường nghệ Đông Dương gần đây.
RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn giám tuyển Anne Fort, phụ trách về triển lãm để hiểu thêm về ba danh họa Việt, Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm.
Tại sao lại lựa chọn ba cái tên Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm, thông điệp mà triển lãm muốn truyền tải qua các tác phẩm của 3 danh họa là gì ?
Anne Fort : Sau cuộc hợp tác thành công với gia đình của Mai Thứ, trong một triển lãm được tổ chức ở thành phố Macon, miền nam nước Pháp vào năm 2022, chúng tôi tiếp tục làm việc cùng họ và gia đình của hai họa sĩ khác, để mở ra cuộc triển lãm về các tác phẩm của ba người bạn, đã có quan hệ mật thiết từ khi theo học tại trường Cao đẳng Nghệ Thuật Đông Dương ở Hà Nội. Còn một điều thú vị nữa là vô tình mà triển lãm cũng diễn ra trùng với thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập trường, với khóa đầu tiên được mở ra mà Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm, có mặt và cùng học cho đến khi tốt nghiệp vào năm 1931.
Triển lãm có tên là “những người tiên phong về nghệ thuật Việt Nam ở Pháp” không phải là triển lãm về mỹ thuật Hà Nội, cũng không phải là triển lãm về các họa sĩ tiên phong của riêng Việt Nam. Chúng tôi chọn ba họa sĩ này, vì họ có điểm chung là đã chọn phát triển sự nghiệp của mình tại Pháp, và đã trải qua những biến động do quan hệ Pháp-Việt trong suốt thế kỷ 20. Tôi cho rằng rất quan trọng để nêu bật những cột mốc lịch sử khác nhau, không chỉ giai đoạn thuộc địa, mà cả Đệ Nhị Thế Chiến, và sau đó là giai đoạn Việt Nam giành độc lập cũng như các cuộc chiến nối tiếp sau đó (dẫn đến thống nhất hai miền). Bởi vì các sự kiện này tác động đến lựa chọn nghệ thuật, và đôi khi các họa sĩ không có lựa chọn, nhưng có thể thấy là họ đã biết cách thích ứng ra sao với những hoàn cảnh lịch sử.
Trong triển lãm, người xem có thể thấy rằng bảo tàng giới thiệu những sự kiện lịch sử, những thay đổi trong phong cách nghệ thuật của từng người trong các giai đoạn khác nhau. Ví dụ như hội nghị tại Fontainebleau vào năm 1946 do Hồ Chí Minh chủ trì, với sự hiện diện của Mai Thứ, Lê Phổ và Vũ Cao Đàm. Lập trường chính trị của các nghệ sĩ này như thế nào, có gì thay đổi hay không ?
Anne Fort : Phải nói rằng rất khó có thể hiểu rõ quan điểm chính trị của các nghệ sĩ này vì đơn giản là họ rất kín đáo. Trong tư liệu về Victor Tardieu, hiệu trường trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cụ thể là trong các bức thư, ông ấy đã nói rõ với các sinh viên của mình rằng “họ là nghệ sĩ trên tất cả, và không phải làm chính trị”. Do đó, ngay từ khi còn trẻ, các họa sĩ đã được cảnh báo.
Trong triển lãm này, chúng tôi giới thiệu các tác phẩm mà Vũ Cao Đàm. Cụ thể là bức tượng bán thân được điêu khắc bằng đồng của Bảo Đại, được các chính quyền thuộc địa lúc bấy giờ đặt mua và hiện được đặt ở bảo tàng Quai Branly. Vào năm 1946, Vũ Cao Đàm cũng điêu khắc một bức tượng chân dung của Hồ Chí Minh nhân cuộc gặp tại Fontainebleau.
Mọi người có thể thấy ông có hai lập trường chính trị không thể dung hòa, vì Bảo Đại là vị vua Việt Nam, theo Pháp, nhưng được giáo dục ở Pháp, và được chính quyền thuộc địa đưa lên ngôi vị. Trái lại, Hồ Chí Minh, dù hiểu rõ về văn hóa Pháp, nói tiếng Pháp nhưng lại ở phe khác, giành độc lập cho đất nước của mình. Cũng cần phải hiểu rằng các nghệ sĩ sống nhờ tác phẩm của mình nên họ phải thích ứng theo đơn hàng. Đó là điều rất quan trọng, nếu nhận được đơn thì họ sẽ làm việc, sáng tác một cách chân thật nhất, theo yêu cầu của bên đặt hàng.
Tại sao lại coi Lê – Mai – Vũ là những người tiên phong về nghệ thuật Việt Nam tại Pháp ?
Anne Fort : Thứ nhất, họ là những người tốt nghiệp khoá đầu tiên của trường Cao đẳng Nghệ thuật Đông Dương, và tất cả đều nhận được học bổng, đến Pháp làm việc trong vài năm, quay trở lại Việt Nam từ năm 1937 - 1938.
Nhưng, sau đó, cả ba đều đã có thời gian dài sống ở Pháp, phải nói rằng hơn nửa cuộc đời của họ. Tại sao lại lựa chọn ba họa sĩ này, bởi vì con cái họ vẫn còn sống, và chúng tôi có thể tiếp cận nguồn tư liệu từ gia đình. Họ đã chia sẻ rất hào phóng, giúp chúng tôi làm rõ những trình tự thời gian của cuộc đời, cũng như phong cách của những nghệ sĩ. Tôi cho rằng chưa bao giờ chúng tôi có đầy đủ thông tin về 3 vị họa sĩ Việt như trong triển lãm này. Họ không được biết đến rộng rãi bởi công chúng tại Pháp, nhưng lại rất nổi tiếng trong giới nghệ thuật ở Đông Dương, bởi một cộng đồng nhỏ.
Là các hoạ sĩ Việt, được Pháp đào tạo, Lê Phổ và Mai Thứ và Vũ Cao Đàm đều đã đến định cư ở Pháp từ năm 1937 cho đến cuối đời. Cả ba đều tạo ra những chiếc cầu nối Đông – Tây. Làm sao các họa sĩ giữ được bản sắc quê hương, kết nối với cội nguồn khi sinh sống ở nước ngoài ?
Anne Fort : Đó là vấn đề mà cả ba đều muốn giải quyết, làm sao để giữ linh hồn Việt, vẫn là người Việt, khi ở xa cách quê hương cả ngàn cây số. Khi họ đến Paris, cả ba đã phải đối mặt với cuộc cạnh tranh với các nghệ sĩ đã làm việc ở thủ đô Pháp. Trong những năm 1930, Paris là kinh đô nghệ thuật của thế giới, quy tụ các nghệ sĩ đến từ khắp nơi, từ cả châu Âu, và các họa sĩ Việt nam, đã tìm thấy một cách để tạo ra dấu ấn riêng, được mọi người chú ý.
Khi đến Pháp, họ nhanh chóng từ bỏ tranh sơn dầu, và chuyển sang vẽ tranh trên lụa. Bởi vì lụa là vật liệu mà công chúng phương tây coi là một sản phẩm đậm sắc Á châu, được nhiều người yêu thích. Trong một cuộc phỏng vấn, Mai Thứ đã đặt ra câu hỏi, “làm sao để tôi trở lên nổi bật giữa đám đông, thể hiện điểm riêng biệt. Có thể thấy đó là một chiến lược của danh họa.
Thế nhưng, Vũ Cao Đàm và Lê Phổ lại quyết định ngừng vẽ tranh lụa vào những năm 1950 và quay lại với tranh sơn dầu, hay tạc tượng. Tôi cho rằng họ muốn giữ những sở thích nho nhỏ, những dấu ấn rất Việt. Trong các tác phẩm của họ trong giai đoạn này, có rất nhiều bức chân dung phụ nữ, đặc trưng châu Á, họ vẫn giữ được phong cách lãng mạn, và thêm điểm nhấn riêng. Các phụ nữ trong tranh của Lê Phổ và Vũ Cao Đàm luôn mặc áo dài Việt. Yếu tố này cho thấy các họa sĩ muốn giữ nét văn hóa quê nhà, ngay cả khi họ sơn bằng dầu, một kỹ thuật thường ít được sử dụng trong các tác phẩm về châu Á.
24集单集
All episodes
×欢迎使用Player FM
Player FM正在网上搜索高质量的播客,以便您现在享受。它是最好的播客应用程序,适用于安卓、iPhone和网络。注册以跨设备同步订阅。