On thi GHK 1 Van 11
Manage episode 443931464 series 3477072
Bài viết hôm nay VUIHOC muốn gửi đến các em học sinh đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 chi tiết nhất. Bài viết tổng hợp kiến thức trọng tâm các em cần ghi nhớ để làm tốt bài thi giữa kì của mình
1. Tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 bộ cánh diều
1.1 Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Văn bản
Bài 1: Sóng
- Tác giả: Xuân Quỳnh
- Thể loại: Thơ năm chữ
- Nội dung: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của con người qua đó gửi đến chúng ta thông điệp cho dù tình yêu có muôn vàn trắc trở thì hãy cứ mạnh mẽ mà khát khao để đến được đến bờ tình yêu.
- Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp điệp ngữ, đối, ẩn dụ, nhịp điệu bài thơ được ngắt linh hoạt mô phỏng như nhịp sóng.
Bài 2: Lời tiễn dặn
- Tác giả dân gian ( dân tộc Thái)
- Thể loại: truyện thơ
- Nội dung: Lời tiễn dặn là truyện thơ miêu tả tâm trạng tuyệt vọng và đau đớn của chàng trai trên đường tiễn người con gái mình yêu về nhà chồng và sau đó phải chứng kiến cuộc sống của cô gái ở nhà chồng, bị chồng đánh đập, bạo lực.
- Nghệ thuật: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình với lời diễn đạt mộc mạc, gần gũi của người dân tộc Thái. Bài thơ mượn hình ảnh thiên nhiên để biểu lộ tâm trạng.
Bài 3: Tôi yêu em
- Tác giả: A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin
- Thể loại: thơ
- Nội dung: Bài thơ là tiếng lòng của những cặp đôi có duyên nhưng không có phận. Bài thơ thấm đẫm nỗi buồn của mối tình đầu, nỗi buồn của một tâm hồn yêu đương trong sáng, chân thành và nhân hậu.
- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị và trong sáng, chất thơ thoát ra từ cảm xúc chân thành và nồng nàn. Sử dụng biện pháp điệp từ "tôi yêu em" vừa sâu lắng lại thiết tha, lan tỏa cảm xúc cho toàn bộ bài thơ.
Bài 4: Nỗi niềm tương tư
- Tác giả: Vũ Quốc Trân
- Thể loại: truyện thơ Nôm
- Nội dung: Đoạn trích nói về nỗi niềm tương tư của chàng thư sinh với cô gái lần đầu gặp mặt trong một lần du xuân.
- Nghệ thuật: Sử dụng phép điệp ngữ lặp lại nhiều lần.
Bài 5: Nguyễn Du - cuộc đời và sự nghiệp
Văn bản đề cập đến những nội dung chính về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du:
Nguyễn Du (1765-1820) sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại ở thời kỳ nhà Nguyễn. Ông được tiếp xúc với văn học từ nhỏ bởi gia đình có truyền thống văn học. Cuộc đời của Nguyễn Du không chỉ toàn là thành công và danh tiếng. Ông đã trải qua nhiều khó khăn và biến cố trong cuộc sống. Có thời gian, ông bị đày đi và phải sống xa gia đình. Nhưng cho dù vậy, Nguyễn Du vẫn không ngừng viết văn và sáng tác.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du được ghi dấu bởi tác phẩm nổi tiếng "Truyện Kiều". Tuy tác phẩm này không được công nhận ngay từ đầu, nhưng sau này nó trở thành một trong những tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam. "Truyện Kiều" không chỉ mang lại danh tiếng cho Nguyễn Du mà còn là một di sản văn học vô giá của Việt Nam.
Bài 6: Trao duyên
- Tác giả: Nguyễn Du
- Thể loại: thơ chữ Nôm
- Nội dung: Đoạn trích là những lời Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Qua đó tác giả đã khắc họa bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Kiều đã quên đi bản thân, hi sinh tình yêu để đổi lấy bình yên cho gia đình.
- Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát giàu tính dân tộc, tính nhạc cùng với cách ngắt nghỉ đầy dụng ý tạo thành tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều. Sử dụng các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, thành ngữ, xây dựng thành công tâm lí nhân vật thông qua độc thoại nội tâm.
Bài 7: Độc Tiểu Thanh kí
- Tác giả: Nguyễn Du
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật chữ Hán.
- Nội dung: Thể hiện những suy tư, cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến, từ đó thể hiện rõ chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.
- Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ...
Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em theo Nguồn:
https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-ngu-van-11-chi-tiet-2190.html
380集单集